BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ

 Quanlambao - Chúng tôi xin lần lượt gửi đến độc giả Bản báo cáo của Uỷ Ban giám sát tài chính Quốc gia do Tiến Sĩ Vũ Viết Ngoạn Nguyên Tổng giám đốc của ViệtCombank làm Trưởng ban đã bị Thủ Tướng CẤM công bố: (Chúng tôi sẽ chia thành nhiều kỳ)
 PHẦN 1
            Tình trạng khó khăn kéo dài của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư. Kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng chậm. Vốn đăng ký FDI vào Việt Nam năm 2011 sụt mạnh, chỉ đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010, cho thấy tiềm năng thu hút vốn của Việt Nam gặp nhiều thách thức. Ngoài yếu tố khách quan thì nguyên nhân chính vẫn là yếu tố nội tại kém cạnh tranh của nền kinh tế (lợi thế cạnh tranh từ lao động giá rẻ ngày càng giảm trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ). Bên cạnh đó, giá vàng biến động khó lường tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Việt Nam do: (i) lượng vàng dự trữ lớn trong dân gây lãng phí nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế; (ii) giảm năng lực thu hút và dẫn vốn của ngân hàng cho nền kinh tế; (iii) ảnh hưởng tới sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Để giảm thiểu tác động bất ổn của kinh tế thế giới và vượt qua khó khăn, thách thức của kinh tế trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 với một hệ thống chính sách theo hướng thắt chặt chính sách tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả là tốc độ tăng GDP năm 2011 của Việt Nam đạt 5,89%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhưng đã có sự chuyển biến tích cực như GDP tăng dần qua các quý (Quý 1: 5,57%; Quý 2: 5,68%; Quý 3: 6,07% và Quý 4: 6,10%). Đây là một kết quả đáng khích lệ do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2010 ở cả đầu vào và đầu ra như chi phí nguyên vật liệu, năng lượng và lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, tiêu dùng trong nước tăng thấp (tăng 4,1% so với mức 14% năm 2010).
Với định hướng thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nước đã nỗ lực kiểm soát tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10% (chỉ tiêu là khoảng 15-16%) và tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%)[1]. Đây có thể coi là yếu tố quyết định đưa chỉ số lạm phát tính theo tháng kể từ quý 3 xuống dưới 1%, thậm chí dưới 0,5% (vào tháng 10 và tháng 11) và giúp cho chỉ số giá CPI theo năm giảm từ 23,02% vào tháng 8 xuống còn 18,13% vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, việc cung tiền và tín dụng tăng trưởng ở mức rất thấp so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11 đã gây ra nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Đối với khu vực doanh nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn về vốn, đặc biệt là vốn lưu động do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng và lượng hàng tồn kho tăng mạnh. Chỉ số phát triển công nghiệp (chỉ tiêu chủ chốt của kinh tế thực) lao dốc từ 12,3% vào tháng 2/2011 xuống còn 7% vào cuối năm. Đối với thị trường tài sản, thắt chặt tiền tệ quá mức cũng khiến cho thị trường BĐS tê liệt, thị trường chứng khoán đình trệ, tín dụng đen tăng nhanh. Đối với khu vực ngân hàng, lãi suất luôn ở mức cao do căng thẳng thanh khoản, nợ xấu và vốn điều lệ ảo. Tính đến 31/12/2011, nợ xấu của khu vực ngân hàng tăng mạnh, khó dự báo về quy mô, ở mức 3,72%. Trong đó, tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm tới 43,83% trong tổng nợ xấu, tương đương 10,28% vốn chủ sở hữu của các TCTD. Đáng lưu ý là khả năng chống đỡ với rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng suy giảm mạnh trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu chỉ còn 86,38%, nhiều TCTD tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ nhóm 5 dưới 50%.
Chính sách tiền tệ với đặc trưng sử dụng nhiều biện pháp, công cụ hành chính đã bộc lộ những hạn chế sau: (i) quy định trần lãi suất tỏ ra kém hiệu quả do các TCTD sử dụng nhiều biện pháp để “lách luật”, gây méo mó thị trường. Lãi suất huy động phổ biến VND vượt trần 14%/năm ở nhiều ngân hàng nhỏ (16-17%/năm), lãi suất huy động ngoại tệ lên tới 4 – 5%/năm (mức trần là 2%/năm); (ii) các quy định và giám sát hoạt động trên thị trường liên ngân hàng còn nhiều “khe hở” tạo điều kiện cho các TCTD làm đẹp bảng cân đối kế toán, gây nguy cơ rủi ro hệ thống; (iii) chính sách tỷ giá được điều hành linh hoạt và theo hướng thị trường hơn, tuy nhiên, tính ổn định của tỷ giá chưa bền vững, một phần do nhập siêu ở mức khá cao, cán cân vốn và tài chính thặng dư chủ yếu nhờ nguồn vốn ngắn hạn (FII, vay LC của doanh nghiệp) và tỷ giá chịu ảnh hưởng đáng kể của hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng, trong khi đó giá vàng quốc tế biến động phức tạp.
Thu và chi ngân sách Nhà nước năm 2011 đều vượt dự toán nhưng kết quả đó một phần do mức lạm phát cao và đồng tiền mất giá (so với dự báo ở thời điểm lập dự toán ngân sách) mang lại. Ước cả năm 2011, tổng thu NSNN đạt 674,5 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (7-8%) trong khi tổng chi NSNN ước đạt 796 ngàn tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa còn tồn tại những mặt hạn chế như: (i) bội chi ngân sách đã giảm, song vẫn ở mức cao, tạo áp lực cho CPI trong những tháng đầu năm 2012; (ii) nợ công giảm không đáng kể tiếp tục là thách thức của nền kinh tế; (iii) việc giảm thâm hụt ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cắt giảm đầu tư công thực hiện chưa đồng bộ; (iv) các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất cao, khó tiếp cận vốn tín dụng dường như chưa đủ liều lượng để giúp thị trường tài sản hồi phục. Như vậy, chính sách tài khóa vẫn chưa đóng vai trò tương xứng trong việc giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, cần có lộ trình thực hiện chính sách tài khóa một cách linh hoạt, nhất quán, đặc biệt trong việc tái cấu trúc và cắt giảm đầu tư công, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mô hình đầu tư công – tư (PPP),.. nhằm lành mạnh hóa khu vực kinh tế Nhà nước.


[1] Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
-->
Thu và chi ngân sách Nhà nước năm 2011 đều vượt dự toán nhưng kết quả đó một phần do mức lạm phát cao và đồng tiền mất giá (so với dự báo ở thời điểm lập dự toán ngân sách) mang lại. Ước cả năm 2011, tổng thu NSNN đạt 674,5 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (7-8%) trong khi tổng chi NSNN ước đạt 796 ngàn tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa còn tồn tại những mặt hạn chế như: (i) bội chi ngân sách đã giảm, song vẫn ở mức cao, tạo áp lực cho CPI trong những tháng đầu năm 2012; (ii) nợ công giảm không đáng kể tiếp tục là thách thức của nền kinh tế; (iii) việc giảm thâm hụt ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cắt giảm đầu tư công thực hiện chưa đồng bộ; (iv) các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất cao, khó tiếp cận vốn tín dụng dường như chưa đủ liều lượng để giúp thị trường tài sản hồi phục. Như vậy, chính sách tài khóa vẫn chưa đóng vai trò tương xứng trong việc giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, cần có lộ trình thực hiện chính sách tài khóa một cách linh hoạt, nhất quán, đặc biệt trong việc tái cấu trúc và cắt giảm đầu tư công, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mô hình đầu tư công – tư (PPP),.. nhằm lành mạnh hóa khu vực kinh tế Nhà nước.
-->
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống TCTD, tổng tài sản hệ thống TCTD tương đương 192,86% GDP, dư nợ hệ thống TCTD tương đương 97,86% GDP.  Tuy nhiên, cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng kém bền vững, và có yếu tố tăng “ảo” do các TCTD sử dụng nhiều vốn vay mượn lẫn nhau (22,20% tổng tài sản)
 
1.1.         Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản hệ thống TCTD đạt 4.897.774 tỷ đồng, tăng 17,64% so với 2010,  tương đương 192,86% GDP; dư nợ tín dụng đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32% so với 2010, tương đương 97,86% GDP, chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển đồng đều, phụ thuộc lớn vào hệ thống TCTD. Các tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương trong khu vực.

Năm 2011, toàn hệ thống TCTD đạt tốc độ tăng trưởng tài sản khá (tăng 17,64% so với 2010),tuy nhiên có sự phân hóa giữa các nhóm TCTD. Dẫn đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng tài sản là nhóm NHTMCP, với tốc độ tăng 23,34% vượt xa chỉ số tăng trưởng chung toàn ngành (17,64%) và chiếm 46,70% tổng tài sản toàn hệ thống. Tổng tài sản của nhóm NHTMNN tăng trưởng 15,23% so với năm 2010, chiếm 39,11% tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHLD&NHNNg và nhóm CTTC chỉ đạt mức tăng trưởng tài sản lần lượt là 9,12% và 3,15% so với năm 2010, chiếm 10,46% và 3,72%  tổng tài sản toàn hệ thống.
-->

1.1.         Cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn
1.1.1.    Cơ cấu tổng tài sản
Cơ cấu tài sản của toàn ngành thay đổi theo hướng kém bền vững và có yếu tố tăng “ảo”. Hoạt động vay, nhận tiền gửi và cho vay, đi gửi vốn lẫn nhau giữa các TCTD diễn ra phổ biến. Tổng số dư tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản có) tại thời điểm 31/12/2011 đạt 1.087.443 tỷ đồng, tăng 26,14% so với cùng kỳ năm 2010. Đồng thời số dư tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản nợ) cuối năm 2011 đạt 1.043.870 tỷ đồng, tăng 56,08% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD tăng từ 20,71% (năm 2010) lên 22,22% (năm 2011) tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHTMCP, NHTM NN và nhóm NHLD&NHNNg có tốc độ tăng tài sản có trên thị trường liên ngân hàng (TT2), lần lượt là 48,69%; 16,26% và 7,8% so với năm 2010; nhóm CTTC&CTTC giảm 24% so năm 2010. Nếu loại trừ khoản tăng tài sản do việc vay gửi lẫn nhau giữa các TCTD thì tổng tài sản toàn hệ thống năm 2011 chỉ đạt 4.193.298 tỷ đồng.
-->
Tỷ trọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so tổng tài sản giảm. Năm 2011 dư nợ cho vay đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 292.120 tỷ đồng (13,32%) so với cuối năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản toàn hệ thống giảm từ 52,67% (năm 2010) xuống còn 50,73% (năm 2011).
Nhóm NHTM NN vẫn chiếm ưu thế về thị phần tín dụng. Nhóm NHTM NN chiếm thị phần lớn thứ 2 (39,11%) sau nhóm NHTM CP (46,75%) về tổng tài sản, nhưng lại đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64%, trong khi nhóm NHTM CP chỉ chiếm 37,26% thị phần.

1.1.1.    Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn các TCTD có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào TT2 và huy động vốn trên TT1 ngày càng khó khăn hơn. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản giảm từ 51,38% (năm 2010) xuống còn 48,87% (năm 2011). Trong khi đó, nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác lại tăng từ 16,1% (năm 2010) lên 21,3% (năm 2011).
-->
Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ chậm lại do năm 2011 hầu hết các TCTD đã đạt  mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Vốn điều lệ toàn ngành năm 2011 chỉ tăng 27,02%, trong khi năm 2010 tăng tới 40,60%. Trái ngược với xu hướng chung, năm 2011 một số chi nhánh NHNNg tiến hành tăng vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, cạnh tranh với với các TCTD nội địa, góp phần tăng mạnh vốn điều lệ của nhóm này (110,15%). Source: Quan Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions