BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CỐNG BỐ ( Tiếp theo 1)

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Ø  Quá nửa số cổ phiếu trên cả 2 sàn có giá dưới mệnh giá và giá trị sổ sách. Thanh khoản trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán giảm mạnh;

            1.1. Số lượng công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
(i) Thị trường chứng khoán đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thừa CTCK, mất cân đối về thị phần, vốn điều lệ.
Đến cuối tháng 12/2011, thị trường chứng khoán có 105 CTCK, trong đó có 27 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. 10 CTCK hàng đầu đã chiếm tới 54,39% thị phần môi giới tại HSX và 51,12% thị phần môi giới tại HNX. Một nửa thị trường còn lại, 94 CTCK phải cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó các thị trường chứng khoán Thái Lan có quy mô vốn hóa gấp 8 lần Việt Nam nhưng chỉ có 41 CTCK[1] thì rõ ràng Việt Nam đang khủng hoảng thừa CTCK. 

Quy mô vốn của các CTCK cũng mất cân đối lớn. Vốn điều lệ của 20 công ty lớn nhất chiếm 58,96% tổng vốn điều lệ của các CTCK,  27/105 công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, công ty lớn nhất có vốn điều lệ là 3.526 tỷ đồng, bằng 176 lần vốn điều lệ của công ty nhỏ nhất. Các CTCK có quy mô nhỏ khó huy động vốn từ nhà đầu tư cũng như ngân hàng, tiềm lực tài chính hạn chế, thị phần rất nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, ít có khả năng đổi mới hạ tầng công nghệ.
(ii) Các công ty quản lý quỹ có quy mô nhỏ, khó khăn trong việc huy động nguồn vốn.
Đến 31/12/2011, thị trường chứng khoán có 47 công ty quản lý quỹ. Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ chỉ từ 25 đến 50 tỷ đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, công ty có vốn điều lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Phần lớn các quỹ (64%) đã giải ngân gần hết vốn huy động. Các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu từ 29% đến 45% trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước cũng làm nhà đầu tư chùn bước khi quyết định góp thêm vốn vào công ty quản lý quỹ.
Hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ rệt. Những công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt động cầm chừng. Những công ty do các định chế tài chính lớn thành lập được sự hỗ trợ vốn của công ty mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể nên có thể trụ lại. Xu hướng hình thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở Do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng khó khăn.        
 1.3. Số lượng công ty niêm yết
Thị trường mất cân đối lớn khi phần lớn công ty niêm yết có quy mô nhỏ, chất lượng hàng hóa kém.
Đến 31/12/2011, có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX và HNX. Thị trường mất cân đối lớn khi có ít công ty có quy mô lớn (vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có quá nhiều công ty có quy mô nhỏ (vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch. Đến cuối năm 2011, chỉ có 16 công ty có vốn hóa thị trường trên 5.000 tỷ đồng, trong đó 4 công ty mà tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài đã chạm ngưỡng tối đa. Sự mất cân đối này tạo điều kiện cho việc thao túng, làm giá cổ phiếu và làm thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

-->
Một hiện tượng đáng báo động của năm 2011 là việc một số công ty niêm yết dự kiến hủy niêm yết hoặc tạm ngừng kế hoạch niêm yết. Giá hàng loạt cổ phiếu xuống dưới mệnh giá đã ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp. Việc thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống kéo dài và giá nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh đã tác động xấu tới quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết.
Chất lượng cổ phiếu niêm yết đi xuống khi có 16% công ty niêm yết bị thua lỗ năm 2011, khoảng 60% công ty niêm yết có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước. Theo HSX, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết tại đây giảm đáng kể với lợi nhuận giảm 13,22%, ROE năm 2011 giảm xuống 14,82% từ mức 20,09% trong năm 2010. 62% công ty niêm yết có thị giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, 81% công ty niêm yết có thị giá cổ phiếu dưới giá trị sổ sách.
            1.4. Mức vốn hóa thị trường
            Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức vốn hóa thị trường/GDP và chỉ số P/E  gần như thấp nhất trong khu vực.
            Mặc dù có thêm 55 công ty niêm yết trong năm 2011 nhưng do thị trường suy giảm kéo dài nên mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ đồng, giảm 187.000 tỷ đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Mức vốn hóa thị trường/GDP giảm từ mức 36,6% cuối năm 2010 xuống 21,3% vào cuối năm 2011. So với các nước trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam vào loại thấp nhất. Thị trường chứng khoán vẫn chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong việc huy động vốn trong nền kinh tế.

     Tại thời điểm 31/12/2011, P/E tính chung cho các cổ phiếu niêm yết tại HSX là 7,19, tại HNX là 6,78. Với mức giá cổ phiếu ở vùng hấp dẫn, chỉ số P/E gần thấp nhất trong các thị trường mới nổi thì thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời gian tới.
            1.5. Thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu chưa phát triển với tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Thị trường TPCP phân mảnh còn thị trường TPDN thanh khoản thấp
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ trái phiếu khoảng 500.000 tỷ đồng[1], trong đó dư nợ TPDN chiếm tỷ lệ 31%, dư nợ TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ 69%. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP cuối năm 2011 là 19,8% vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (phần lớn trên 34%).
            Phần lớn TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã được niêm yết trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX (502 mã trái phiếu tại thời điểm 31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là 279.000 tỷ đồng. Trong đó, 105 mã trái phiếu (21%) có khối lượng niêm yết dưới 100 tỷ đồng. Việc có quá nhiều mã trái phiếu niêm yết và khối lượng niêm yết nhỏ dẫn đến tình trạng phân mảnh trên thị trường với rất nhiều mã thanh khoản thấp và thậm chí không có giao dịch. Điều này cũng gây khó khăn cho việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
            Phần lớn TPDN được phát hành riêng lẻ cho người mua thường là các ngân hàng và công ty tài chính, chưa được niêm yết và rất ít giao dịch trên thị trường thứ cấp vì  người mua trái phiếu thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
2.1.1. Thị trường trái phiếu
2.1.1.1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
(i) Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều giảm nhẹ trong năm 2011.
Đối với thị trường sơ cấp, huy động vốn thông qua TPCP và TPCP bảo lãnh trong năm 2011 đạt khoảng 115.500 tỷ đồng, xấp xỉ mức phát hành năm 2010. Mặc dù chịu tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng giá trị TPCP huy động hầu như không suy giảm do các ngân hàng vẫn ưu tiên đầu tư TPCP vì có độ an toàn cao và thanh khoản tốt hơn hẳn so với hoạt động tín dụng hay cho vay liên ngân hàng.
Đối với thị trường thứ cấp, trong năm 2011, giá trị giao dịch TPCP tại HNX đạt khoảng 90.379 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch TPCP suy giảm không đáng kể do TPCP có độ an toàn cao và thanh khoản tốt như đã đề cập.
(ii) Một số nguy cơ đối với thị trường TPCP.
-      Mặc dù năm 2011 Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhưng giá trị phát hành TPCP và TPCP bảo lãnh chỉ giảm không đáng kể nên ảnh hưởng đến việc cắt giảm nợ công.
-      Nguồn vốn từ TPCP bị sử dụng kém hiệu quả và không được giám sát chặt chẽ dẫn đến thất thoát, thâm hụt NSNN và kết quả là khả năng trả nợ của Chính phủ ngày càng khó khăn.
-     

© 2016 About Us | Terms & Conditions