BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ ( Tiếp theo 2)

Năm 2011 tiếp tục ghi nhận khó khăn của các công ty niêm yết chủ yếu do chi phí đầu vào tăng cao (giá nguyên vật liệu và lãi suất ngân hàng ở mức cao), sức mua giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm. Qua nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính[1] của hơn 500 doanh nghiệp đang được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sụt giảm mạnh, tồn kho tăng cao.

Ø  Cấu trúc tài chính dễ bị tổn thương do tỷ lệ đòn bẩy tài chính vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm;
Ø  Lợi nhuận giảm mạnh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ do chi phí tăng cao;

Ø  Doanh nghiệp bị đọng vốn khá lớn ở hàng tồn kho và cấp tín dụng trả sau cho khách hàng;

Ø  Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp làm gia tăng nguy cơ nợ xấu của khu vực ngân hàng;

Ø  Khó khăn của khu vực doanh nghiệp làm chậm khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán.

1. Cấu trúc tài chính

(i) Phụ thuộc quá mức vào vốn vay khiến doanh nghiệp bị tổn thương mạnh khi nền kinh tế đình đốn.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vẫn luôn ở mức cao trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu giảm. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu toàn thị trường là 1,59 lần, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2010 (1,54 lần) và năm 2009 (1,5 lần). Việc phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy tài chính khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương khi thị trường tài chính có biến động tiêu cực về cung tiền, lãi suất, tỷ giá,.. Hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp bị bào mòn một cách nhanh chóng, quy mô bị thu hẹp, sản xuất cầm chừng hoặc đình trệ,.. Thực tế cho thấy trong năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế cho vay vào lĩnh vực BĐS đã làm tổn thương trực tiếp đối với các doanh nghiệp BĐS và các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực BĐS như xây lắp, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, điện tử,.. do khó tiếp cận vốn vay và chi phí lãi vay tăng mạnh.

 (ii) Tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là ngành xi măng (4.72), xây dựng, xây lắp (3.64), vật liệu xây dựng (2.8), chế tạo máy, cơ khí (2.68)  và BĐS (1.66).

Tính đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các ngành công nghiệp đều ở mức cao. Đáng lưu ý là ngành xi măng, xây dựng, xây lắp có tỷ lệ này rất cao (trên 3 lần) trong khi đặc thù hoạt động kinh doanh của các ngành này có vòng quay vốn chậm, thời gian thu hồi vốn dài đã làm tăng nguy cơ rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản. Thị trường BĐS sụt giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này.

(i) Khả năng sinh lời sinh lời suy giảm, nhóm SMEs và các ngành có hệ có số đòn bảy cao bị tổn thương mạnh nhất.

Tỷ lệ ROE Quý 4/2011 (3,6%) sụt giảm mạnh, về ngang bằng thời điểm ngay trước suy thoái kinh tế vào quý 4/2008. Điều này cho thấy tác động tích cực của gói kích cầu trong năm 2009 và dư âm của nó đã không còn cho đến hiện tại. Thậm chí có lo ngại cho rằng, một phần của gói kích cầu có khả năng bị lạm dụng để “đảo nợ” làm sạch bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và TCTD thay vì cơ cấu lại cấu trúc tài chính của doanh nghiệp do hệ số nợ vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu giảm.

         Theo quy mô vốn chủ sở hữu, sự sụt giảm về tỷ suất sinh lời diễn ra mạnh mẽ nhất đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, có lợi thế về vốn, tài sản, khả năng tiếp cận vốn vay tốt hơn và có thể chủ động trong việc điều chỉnh giá bán sản phẩm đầu ra. Do vậy, các doanh nghiệp này đã cầm cự được tốt hơn trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô, chi phí đầu vào gia tăng. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình của năm 2009, khi nền kinh tế hồi phục, chính sách tiền tệ được nới lỏng thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn do tăng trưởng của các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào vốn.


Xét trên góc độ ngành, hầu hết các ngành đều có lợi nhuận sụt giảm liên tục so với cùng kỳ các năm trước. Đáng lưu ý là các ngành có tỷ lệ đòn bẩy cao như BĐS, công nghiệp lại có tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp. Điều này cho thấy rủi ro cao và hiệu quả thấp trong hoạt động của các ngành này. Chi tiết vào các tiểu ngành cho thấy, cao su và thực phẩm là 2 ngành duy nhất hoạt động hiệu quả trong khi vận tải biển, thép, xi măng, điện và BĐS đang có diễn biến tiêu cực về hiệu quả sinh lời.

(ii) Gánh nặng chi phí tài chính, chi phí lãi vay ngày một lớn là nguyên nhân khiến các nhóm ngành có hệ số đòn bảy cao bị suy giảm mạnh về hiệu quả sinh lời.

Doanh nghiệp đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính ngày một lớn do lãi suất cho vay quá cao. Tỷ lệ chi phí lãi vay/tổng chi phí của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tăng từ 2,93% năm 2010 lên 3,61% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ chi phí tài chính/tổng chi phí tăng 4,72% lên 5,56%. Nếu tính tỷ trọng
các loại chi phí theo doanh thu, có thể nhận thấy nếu tỷ trọng các loại chi phí khác không có thay đổi lớn thì tỷ trọng chi phí tài chính trên tổng doanh thu có mức tăng đáng chú ý trong Quý 1/2011, tuy có xu hướng giảm dần song vẫn duy trì ở mức cao.

So với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực như Ấn Độ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6.9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5.4%, mức lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam cao hơn khoảng 2-4 lần (20-22%). Nếu giả định yếu tố khác không đổi, giá thành các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ là 1,85%, của Trung Quốc và Thái Lan là 1,3%, của Singapore là 2,71%.

Như vậy, chi phí tài chính quá cao (do lãi suất cao) không những làm suy giảm lợi nhuận mà còn giảm khả năng hồi phục của khu vực này khi tăng trưởng dựa vào vốn vay, đồng thời làm giảm lợi thế so sánh khi giá thành sản phẩm cao hơn các doanh nghiệp của quốc gia trong khu vực và thế giới.

            3. Khả năng thanh toán  

            (i) Khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh suy giảm, một số tiểu ngành (xi măng, thép, vận tải biển,…) đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán

            Tính đến 31/12/2011, khả năng thanh toán ngắn hạn của khu vực doanh nghiệp (1,39 lần) giảm nhẹ so với cùng thời điểm năm 2010 (1,48 lần) và năm 2009 (1,46 lần). Tuy nhiên, sau khi loại bỏ hàng tồn kho thì tỷ lệ khả năng thanh toán còn ở mức khá thấp (0,84 lần). Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rủi ro về thanh khoản do hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho tăng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn, cầu tiêu dùng nội địa chưa có dấu hiệu tích cực.

            Xét trên góc độ ngành, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, công nghệ, dầu khí có tỷ lệ về khả năng thanh toán ở mức khá tiêu cực (khả năng thanh toán ngắn hạn xấp xỉ 1 lần. Trong đó, đặc biệt chú ý là các doanh nghiệp ngành vận tải biển và thép đang ở mức thận trọng và các doanh nghiệp xi măng được xếp vào danh mục đáng báo động với tỷ lệ đòn bẩy lớn hơn 3 lần trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh lần lượt thấp hơn 1 và 0.5 lần[1].  

(ii) Hàng tồn kho tăng mạnh.      

Lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp niêm yết liên tục tăng qua các quý. Tính đến 31/12/2011, lượng hàng tồn kho toàn thị trường tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng 79% so với cùng kỳ năm 2009. Đáng lưu ý là tốc độ tăng của hàng tồn kho cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản (tổng tài sản 2011 tăng so với 2010 và 2009 tương ứng là 16% và 54%). Trong đó, ngành BĐS có lượng hàng tồn kho tăng mạnh bắt đầu từ quý 3/2010. Hàng tồn kho của ngành BĐS cuối năm 2011 tăng 44% so với cuối năm 2010 và tăng 133% so với cũng thời điểm năm 2009 trong khi tổng tài sản chỉ tăng tương ứng là 13% và 64%.

Hàng tồn kho tăng mạnh so với các năm trước cho thấy các doanh nghiệp khó tiêu thụ hàng hóa do cầu tiêu dùng suy giảm mạnh. Theo Tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 chỉ đạt 2004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2010, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ số này tăng 4,7%, thấp hơn nhiều so với năm 2010 là 14%. Thực trạng suy giảm mạnh của cầu tiêu dùng có thể tiếp tục tác động xấu tới khu vực doanh nghiệp.

(iii) Tình trạng chiếm dụng vốn gia tăng.
Hàng tồn kho tăng cao làm suy giảm khả năng thanh khoản của khu vực doanh nghiệp khiến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau có xu hướng gia tăng. Tính đến 31/12/2011, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng 79% so với cùng kỳ năm 2009.

            (i) Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, song hành với chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn mức tín dụng thấp, lãi suất ngân hàng ở mức cao khiến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn.

            Trên thị trường tín dụng ngân hàng, lãi suất ở mức cao (trung bình từ 19-25%/năm) khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn trực tiếp từ các món vay tín dụng. Trong khi đó việc phát hành trái phiếu được coi như là một hình thức “lách tín dụng” bắt đầu được quy định và giám sát một cách chặt chẽ hơn[2].

Bên cạnh đó, sự sụt giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đứng trước áp lực bị thâu tóm. Một số quyết định rời khỏi thị trường niêm yết. Thị giá cổ phiếu xuống thấp còn khiến việc tăng vốn trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp bị nghẽn lại. Nếu năm 2010 là năm ồ ạt tăng vốn và thị trường đón nhận thông tin chào bán ưu đãi khá hồ hởi thì năm 2011, hàng loạt vụ tăng vốn của doanh nghiệp bị vỡ kế hoạch[3].

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp buộc phải cân đối luồng tiền, cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô sản xuất,.. để duy trì hoạt động kinh doanh, ổn định nguồn nhân lực và giữ vững thị phần. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Do đó, vấn đề trọng tâm đặt ra là doanh nghiệp cần có chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải tiến và đổi mới công nghệ,.. để tồn tại và phát triển bền vững sau giai đoạn khủng hoảng.

(ii) Lợi nhuận sụt giảm làm gia tăng nguy cơ nợ xấu đối với khu vực ngân hàng

Các doanh nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cả yếu tố đầu vào và đầu ra làm lợi nhuận sụt giảm mạnh so với năm 2010. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút chủ yếu do các nguyên nhân: (i) Chi phí lãi vay tăng mạnh. Theo tính toán của UBGSTCQG, chi phí lãi vay năm 2011 tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm 2010; (ii) Chỉ số giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010[4]; (iii) Lượng hàng tồn kho tăng cao (tăng 45% so với cùng kỳ năm 2010) do sức mua của thị trường trong nước giảm sút trong khi cán cân thương mại còn nhiều bất ổn (cán cân thương mại cải thiện do đóng góp đáng kể từ xuất khẩu kim loại quý). Tỷ suất lợi nhuận của các công ty niêm yết từ năm 2009 giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp niêm yết trước đó trong khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính vẫn ở mức cao. Sự sụt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp làm tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu của khu vực ngân hàng.

 (iii) Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) diễn ra sôi động với nhiều thương vụ lớn

Năm 2011 tiếp tục đánh dấu một năm đầy sôi động cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam. Tổng giá trị các thương vụ đã hoàn thành đạt 2,67 tỷ USD, cao hơn gấp 1,5 lần năm 2010, với nhiều thương vụ lớn. So với những năm trước, các thương vụ M&A của năm 2011 nổi lên với nhiều điểm khác biệt như: (i) tổng giá trị các thương vụ M&A từ các tập đoàn nước ngoài đầu tư chiếm tỷ trọng cao (81,3%), trong đó dòng tiền chủ yếu đến từ Nhật Bản; (ii) hàng tiêu dùng, tài chính và BĐS là các ngành có giá trị thương vụ chuyển nhượng cao nhất; (iii) nhiều doanh nghiệp trong nước thực h
Source: Quan Làm Báo