TƯỚNG GIÁP

  Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”... Tướng Giáp kể lại rằng, trong cái ngày 30-4 ấy, sau khi nhận được tin báo Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Ông đã rời Tổng Hành Dinh, một mình bước ra phố. Khi đó ông có cái cảm giác của một tướng quân đã đánh xong thành lũy cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ. Có lẽ trong giờ phút hạnh phúc đó, Tướng Giáp không thể ngờ những gì sắp xảy ra với mình...
DANH NHÂN VIỆT: _ Blog Ô Sin đăng bài về Tướng Giáp: ..."Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới". Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một Tổ Nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là một trong 24 sỹ quan nằm trong Tổ Nghiên cứu ấy.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1944)
             Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có một gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6-5-1994, tại Hà Nội, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
               Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong một buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là một chiến thắng “chấn động”, một chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành một bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, một tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp...
                Trước lễ 7-5-1994, khi gặp phỏng vấn ông, tôi đã đặt một câu hỏi mà sau đó, báo Tuổi Trẻ “tự ý đục bỏ”: Thưa Đại tướng, khi Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bộ trưởng Quốc Phòng, Bí thư Quân ủy, Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang, nhưng tại sao vai trò của Đại tướng rất ít được nhắc tới trong hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân của tướng Văn Tiến Dũng? Tướng Giáp đáp: “Nhật ký Tổng Hành Dinh ghi rõ, trong những ngày ấy, tôi lệnh gì, anh Ba (Lê Duẩn) lệnh gì. Tôi nghĩ, các nhà sử học muốn tìm hiểu sự thật nên tiếp cận với các tài liệu chính thức ở Tổng Hành Dinh thay vì thông qua lời tuyên bố của một ai đó”. Khi nói tới “Nhật ký Tổng Hành Dinh” ông quay qua nói với thiếu tướng Lê Phi Long, người cùng có mặt trong buổi phỏng vấn: “Cậu biết rõ điều này, Phi Long”.
                Thiếu tướng Lê Phi Long nguyên Cục phó Cục Tác chiến, là người từng có nhiều năm làm việc trong Tổng Hành dinh. Có những giai đoạn như Mậu Thân, tướng Long được giao nhiệm vụ theo dõi chiến trường, mỗi ngày làm 3 báo cáo, sáng (6g), trưa (12g), chiều (6g) cho một số ủy viên Bộ Chính trị. Ông, có thể nói, vừa là một chứng nhân, vừa là một người tạo ra lịch sử. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Lê Phi Long là Chủ nhiệm “Hướng Tây Nguyên”, ở bên cạnh Tướng Giáp cho đến giai đoạn quyết định, được giao làm Trưởng phòng Tác chiến “Cánh quân Duyên Hải” do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy, “thần tốc” đánh từ Trị Thiên vào thẳng Dinh Độc Lập...
                  Tướng Giáp kể lại rằng, trong cái ngày 30-4 ấy, sau khi nhận được tin báo Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Ông đã rời Tổng Hành Dinh, một mình bước ra phố. Khi đó ông có cái cảm giác của một tướng quân đã đánh xong thành lũy cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ. Có lẽ trong giờ phút hạnh phúc đó, Tướng Giáp không thể ngờ những gì sắp xảy ra với mình.
               … Tháng 3 năm 1985, Tướng Giáp, lúc này đã không còn chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vào Huế dự lễ mừng “10 năm giải phóng”. Cùng đi với ông có Tướng Lê Trọng Tấn, lúc bấy giờ là Tổng Tham mưu Trưởng và Tướng Lê Phi Long. Họ được đón tiếp khá nồng hậu và được bố trí nghỉ tại khu nhà nghỉ xưa kia của Ngô Đình Cẩn ở Huế. Tướng Lê Phi Long kể: “Anh Văn gọi tôi tới cùng đi dạo chơi quanh vườn và nói: “Lâu nay các cậu có nghe người ta nói gì về mình không?” Tôi trả lời. Anh bảo: “Sao không thấy nói lại! Trong tình hình phức tạp hiện nay, con người ta có thể bị phân hóa thành 3 thái độ: một là thẳng thắn đấu tranh bảo vệ sự thật, chân lý; hai là trong khi chưa có điều kiện nói ra sự thật thì ngồi yên kiên trì chờ đợi; ba là cơ hội, xuyên tạc, sẵn sàng đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Các cậu có đủ dũng khí thì theo cách một, chưa có điều kiện thì chọn cách 2, còn cách 3, thì phải tuyệt đối tránh”.
                 Hôm sau, đoàn của Tướng Giáp vào Đà Nẵng bằng đường bộ. Trên đèo Hải Vân, khác với không khí nồng hậu mà Huế giành cho Đại tướng, Đà Nẵng chỉ cử một tỉnh ủy viên trẻ măng, vô danh ra đón, không có đại diện Quân khu, Tỉnh đội. Tướng Lê Phi Long nhớ lại: “Chúng tôi rất bực mình, nhưng anh Văn vẫn bình thản”. Đêm ấy, Đoàn nghỉ ở nhà khách Mỹ Khê, sáng hôm sau, theo chương trình, đoàn sẽ đến đặt vòng hoa tại đài liệt sỹ trước khi dự lễ mừng chiến thắng. Nhưng đợi mãi, không thấy ai phát thư mời và phù hiệu cho đoàn của “anh Văn”. Các sỹ quan đi cùng hỏi thì được trả lời: “Mời ai đã có chủ định, kế hoạch cả. Ai không có giấy thì coi như không được mời”.
        Lễ mừng Chiến thắng Đà Nẵng năm ấy được tổ chức trọng thể vì có Tổng Bí thư Lê Duẩn tới dự. Tướng Lê Phi Long kể, “chúng tôi rất băn khoăn, liền xin ý kiến của anh Tấn và anh Văn”. Trong đoàn có ý kiến, thôi không dự lễ nữa. Tướng Giáp suy nghĩ rất lâu rồi nhẹ nhàng nói: “Chúng ta vào đây không phải vì lễ lạt mà còn để viếng những đồng đội, đồng chí đã ngã xuống trên mảnh đất này. Đã tổ chức viếng thì phải tổ chức trang trọng, chu đáo theo đúng nghi thức quân đội”. Lập tức, Tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân Khu 5 tổ chức một lễ viếng riêng có đủ tiêu binh, quân nhạc và đích thân một vị trong Bộ Tư lệnh phải tháp tùng. Quân Khu 5, đương nhiên phải tuân lệnh. Sáng hôm sau, xung quanh đài liệt sỹ, dân chúng kéo đến rất đông, họ đến không phải được triệu tập. Họ đến để xem mặt vị tướng lừng danh mà họ vô cùng yêu mến...
                   Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”.
                 Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

                Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp.

                  Một trong những học trò của Tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giam, Trần Văn tuyên… Nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn Sử. Dáng người nhỏ nhắn song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân (Napoléon) rất ly kỳ. Ông trình bày tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận đánh nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả trong đầu và Sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó. Trong giờ ông giảng, học sinh thường im lặng như tờ… (Bùi Diễm- Gọng Kìm Lịch Sử, Phạm Quang Khai, 2000, tr. 21,22,23).

                 Lần ra Hà Nội năm 1929 để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly, theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái (cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh đẹp của Nguyễn Thị Minh Khai-HĐ). Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi (Quang Thái) lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau.
                  Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.
                     Năm 1946, Võ Nguyên Giáp tới thăm gia đình ông Đặng Thai Mai khi gia đình giáo sư vừa rời Sầm Sơn ra Hà Nội sau khi từ chối một chức bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim. Năm ấy, bà Đặng Bích Hà bước sang tuổi 19, đẹp và là “tiểu thư” trong một gia đình danh giá. Mối tình của họ đã đưa bà Đặng Bích Hà lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên.
                Khi phân công trong Đảng, Hồ Chí Minh nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Cụ Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Hồ Chí Minh thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp nào. Có lẽ, chính những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự ấy.
                Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là một trong 24 sỹ quan nằm trong “Tổ Nghiên Cứu” ấy.
                  Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc.

(Phần cuối bài này có sử dụng một số chi tiết tôi đã viết trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tháng 5-2004)
---------------------------------------------
MỘT SỐ CẢM NHẬN

1.AC-ARIZONA COWBOY
08/05/2009 7:42 pm

Kế hoạch tổng tiến công chiến lược xuân 1968 ra đời như thế nào? 

                Theo báo Quân đội nhân Dân, Thứ Tư, 09/01/2008, 09:07 (GMT + 7) có đoạn :
                  Quân ủy Trung ương Gồm các đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng. Khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh vào Nam, đồng chí Phạm Hùng thay. Các đồng chí Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn chỉ dự những cuộc họp của tập thể Bộ Chính trị. 
               Đáng chú ý là trong quá trình hình thành quyết tâm và kế hoạch chiến lược cũng như trong những ngày đầu của đợt 1 của cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1968, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhiều lần vắng mặt ở Tổng Hành Dinh và không tham gia một số cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng như cuộc họp của Tổ 5 đồng chí Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.
http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.nghethuatquansu.27876.qdnd
——————————-

                     ... 1963 đến 1967, Cục bảo vệ quân đội theo lệnh của Bộ nội vụ và Trưởng ban tổ chức trưng ương Đảng bắt giữ hàng loạt cán bộ ở Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, được coi là thân cận nhất của tướng Giáp từng chiến đấu ở Điện Biên phủ . Do một số sĩ quan thân tín của ông Giáp bị xử trong ” vụ án xét lại chống Đảng” nên Tướng Giáp bị quản thúc từ năm 1967 . 
                   Có lẽ vì không có ông Tướng Giáp nên các trận đánh năm 68 Mậu Thân + khe sanh, Quân miền Bắc thương vong trên 160,000 quân, hầu như toàn bộ cơ sở nội thành nằm vùng bị lộ và bị tiêu diệt ( theo tài liệu hội đàm Lê Duẩn và Mao tại Bắc Kinh được bạch hoá ) . 
                  Từ cuộc chiến 7 ngày (5-6-1967) giữa Khối ả rập Ai cập, Siria, Jordan.. và Isarel. Mao Trạch Đông và Kissinger ( gốc Dothái) bắt tay nhau để chống Liên Xô, lúc đó đang bành trướng với khối Ả rập tại bán đảo Sinai đe doạ khống chế kinh Suez, tiêu diệt Isarel và các nước ả rập cung cấp dầu cho Mỹ . 
                       Năm 1969 Mỹ bắt đầu quá trình ố ạt rút hơn 500 ,000 quân khỏi VN, cắt dần viện trợ bỏ mặc miền Nam , đem toàn lực để đối phó cuộc chiến tại vùng Cận Đông bán đảo Sinai hòng bảo vệ Isarel. Đám Do thái tại Mỹ, vì quyền lợi Isarel, hậu thuẩn Đảng Dân Chủ kích động phong trào biểu tình chống việc Mỹ tham gia cuộc chiến tại Đông Dương .. 
                      Cuộc chiến từ năm 1969-1970 do Ai Cập khởi xướng tấn công Isarel với mục tiêu giành lại bán đảo Sinai.Cuối cùng, các bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn và không thay đổi về lãnh thổ.
                     Ngày 6-10-1973 Ai Cập tấn công vào Sinai, còn Syria tấn công vào Golan. Kết quả là quân đội của Syria và Ai Cập đều bị Israel đẩy lùi, sau đó các bên trở về vị trí cũ.
                    Từ 1969 viện trợ của Trung quốc giảm rất nhiều và vận chuyển vũ khí từ Liên Xô viện trợ qua ngã Trung Quốc càng khó khăn và hay bị mất cắp, do không muốn VN có thể Thống Nhất , ngược lại để tạo thế chiến trường phối hợp chiến đấu với Khối Ả-rập, tại bán đảo Sinai, Viện trợ Vũ khí từ Liên Xô và khối Warszawa tăng lên rất nhiều và toàn vũ khí tối tân hơn hẳn quân Miền Nam như: hơn 1000 xe tăng T54 và PT76, Pháo 130mm bắn xa 27km với đạn xuyên phá bongke, hoả tiễn tầm nhiệt SA-2 , SA-7 Strella đối không, hoả tiễn chống chiến xa AT 3 - Sagger , Sam-2, Sam-3, Mig -21, Pháo phòng không 57ly, các dàn radar tối tân , 
                   Tháng 9 năm 72 Miền Bắc khi các sư đoàn 2 và 3 sao vàng, 304, 308, 324B, 325, 320B, 312, …. thương vong nặng hơn 120,000 quân chết tại KonTum, Quảng trị , An Lộc, Bình Long, ( chết nhiều hơn vì Bom B52)
                      Còn Quân Miền Nam hơn 60,000 lính tử trận,40% là lính Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến , Sư đoàn 22 gần như xoá sổ Lữ đoàn Thiết kỵ mất 1,170 binh sĩ, khoảng 200 thiết giáp, xe tăng gồm M-48, M-41 và M-113, 140 khẩu đại bác, Sư đoàn 3 tổng cộng có 2,700 người chết, thiệt hại tới 75%, các Liên đoàn BÐQ thiệt hại nặng trên phân nửa khả năng chiến đấu, chưa kể dân thường chết vô số. Tại Saigon nhà nào cũng có người thân leo lên bàn thờ vào năm 1972.


                  Hai Miền Nam Bắc dùng Pháo Nga, Bom Mỹ , đập nhau chí chết . Kết cục hội nghị Paris cả 2 miền đều thua , Tàu Cộng và Mỹ bắt tay nhau “tọa sơn quan song hổ đấu” bỏ mặc hai thằng Việt Nam chém nhau lòi phèo . Tuy nhiêncuộc đời có những bất ngờ. 
                  Năm 74 khủng hoảng gía xăng dầu tăng gấp 4 lần, vàng tăng gấp 2 gây khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước Tư Bản , GDP của Nhật giảm 13%, Tàu xua quân chiếm Hoàng Sa, Mỹ không chỉ ngó lơ mà còn cắt giảm viện trợ Vũ khí Quân dụng , khiến lúc đó Quân miền Nam nhiều đơn vị thiếu đạn, thiếu phụ tùng thay thế cho chiến cụ , thiếu Bom, thiếu xăng, không quân thiếu những chuyến bay C-130 vận chuyển quân và vũ khí trở nên hiếm hoi. Mỗi Ngày hàng ngàn các đơn vị tiền phương điện về xin tiếp vận và câu trả lời luôn là “biết rồi ,khổ lắm, nói mãi, cố chờ “. Tướng Do Thái độc nhãn Moshé Dayan đến VN còn xúi : “Miền Nam phải thua vào tay Cộng Sản mới thắng được”. 
                   Đầu năm 75, Quốc Hội Mỹ giáng thêm đòn “cắt hầu hết viện trợ ” coi như tình hình Quân Lính Miền Nam chết chắc, trong khi Khối Cộng Sản và Liên Xô vẫn không ngừng viện trợ cho Miền Bắc.
                Thời gian này CIA bắt liên lạc với MTGPMN và bật đèn xanh hậu thuẫn chống lưng cho đám thành phần thứ 3 tại miền Nam ra mặt gây hỗn loạn trong chính trường, giống thời giết TT Diệm, lá bài Dương Văn MInh lại được CIA sử dụng một lần nữa, ông Thiệu buộc từ chức và đi lưu vong nếu không có thể bị giết trong xe M113 như Ông DiệmNhu. Có những thoả thuận về các giải pháp cho Miền Nam giữa Mỹ và Trung Ương Cục Miền Nam tuy nhiên sau khi “Giải Phóng ” Miền Nam điều đó đã không được thực hiện do MTGPMN đã bị giải tán, nhiều người vô tù , trong đó có nhiều sĩ quan lính của Tướng Trà được học tập cải tạo chung trại với sĩ quan miền Nam. 
              Điệp viên CIA tiếp xúc với Tướng Trần Văn Trà, đang ở Trại David và hội đàm bí mật với Trung ương cục Miền Nam, CIA đã khẳng định thông tin Mỹ thực sự chấm dứt viện trợ cho miền Nam, không xử dụng Không yểm B52 và Pháo hạm của hạm đội 7 nữa, thời cơ chín mùi rồi, mời các ông xơi cho lẹ. Tướng Trà và Phạm Hùng đích thân tức tốc ra Bắc báo cáo tình hình và đề nghị hướng tấn công Ban Mê Thuột ngay trong năm 1975. 
             Chính vì có sự bảo đảm đó nên Ông Giáp mới quyết định cho bộ đội  hành quân công khai trên quốc lộ 1, dọc theo bờ biển trên 1.000km trước mũi súng của Hạm Đội 7... nếu Mỹ chỉ cần bắn chặn hoặc oanh kích tại bất cứ một điểm nào thì tình hình sẽ biến chuyển khác hẳn.hoặc cung cấp cho không quân miền Nam vài trăm trái bom CBU thì sẽ không có ngày 30-4-75. . .
Do cách chỉ huy tấn công thần tốc của ông Giáp nên Trung Quốc bất ngờ không kịp trở tay, lúc đó 2 quân khu Quảng Đông và Quảng Tây đã có 200,000 Hồng Vệ Binh dàn sẵn tại biên giới Việt Trung chờ hiệu lệnh là tràn qua, với nội ứng của 100,000 thợ xây dựng, chuyên gia Trung Quốc lúc đó đang ở tại Miền Bắc, thì chỉ cần Dương Văn Minh ra lệnh tử thủ thì cuộc chiến cũng sẽ chuyển hướng khác. 
               Trần Văn Trà và Võ Nguyên Giáp có công lớn trong chiến thắng thần tốc tấn công Saigon tháng 4 năm 1975, nhưng bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng che giấu không cho phổ biến công trạng 2 ông này đến tận bây giờ. 
            Tướng thật sự giỏi của miền Bắc là Võ nguyên Giáp, Hoàng văn Thái, Nguyễn Hữu An, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo và Kim Tuấn (chết khi đánh Kam puchia). 
Giờ mới hiểu tại sao châu Âu hồi xưa tụi nó ghét người Do Thái.

2 Sự thật
08/05/2009 8:10 pm


Bài viết có nhiều điểm phiến diện, cảm tính. Tôi hoàn toàn KHÔNG đồng ý với tác giả.
Cũng như mọi người khác, tướng Giáp cũng có những điểm yếu, nhiều sai lầm trong chỉ huy. Ngay cả Nã Phá Luân (Napoleon) thần tượng của tướng Giáp cũng thua nhiều trận quan trọng và cuối cùng phải thất bại.
Vai trò của tướng Giáp trong đánh Pháp và trận Điện Biên là không thể phủ nhận, nhưng trong kháng chiến chống Mỹ thì không phải vậy. TBT Lê Duẩn đã bình luận về việc này như sau:

“Hồi đó (hồi đánh Mỹ), bộ trưởng quốc phòng nhát như thỏ đế, vừa đánh Mỹ mà vừa run như vậy này (ông co người lại run rẩy). Do đớ chúng tôi không để cho chỉ huy, chúng tôi phải trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến tranh, và trên thực tế đã thay người khác trong nhiệm vụ Bộ trưởng Quốc phòng…”. ở một số cuộc họp khác, ở Hà Nội và Sài Gòn, ông cũng nói như vậy, đả kích rõ rệt đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(buổi nói chuyện tại Tòa soạn báo NHÂN DÂN tháng 3.1983, trích Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập Báo ND)
Sự đánh giá của TBT Lê Duẩn là hoàn toàn khách quan và sự thật, tôi hoàn toàn đồng ý. Chính vì tướng Giáp định giữ cách đánh “chậm chạp” như thời Điện Biên, tức là cần tới 2 năm cho chiến dịch Hồ Chí Minh (từ đầu 1975 đến hết 1976). Nếu Bộ chính trị và TBT Lê Duẩn nghe theo thì bao giờ mới giải phóng được miền Nam, và nếu không thần tốc ngay trong mùa xuân 1975 thì có khi Mỹ đã quay lại và có thể đất nước vẫn còn bị chia cắt đến ngày nay.
Trích “Hồi đầu năm 1975, ông Giáp có phần lưỡng lự khi cân nhắc có nên đưa cả 15 sư đoàn bộ binh vào miền Nam không; lúc đầu ý ông dự định để quân đoàn 1 ở lại giữ “gôn”, có nghiã là giữ nhà, giữ căn cứ địa lớn của cả nước. Về sau, trên thực tế thì chỉ có 1 sư đoàn 308 ở lại mà thôi” (sách đã dẫn)
TBT Lê Duẩn đã hoàn toàn sáng suốt. Chủ trương thần tốc và quyết thắng đã thành công rực rỡ.

3 SỰ THẬT
@ Ô Sin: cám ơn anh đã trả lời. Mong anh sớm đưa ra luận điểm của mình để góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử.

Về phần tôi, tôi vẫn tin là tướng Giáp không có vai trò gì lớn trong chiến thắng cuối cùng năm 1975. Tất nhiên là so với những người nổi bật hàng đầu như Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng thôi. Chứ còn ở vị trí Bộ trưởng quốc
Source: Quan Làm Báo